Top 10 Lỗi Làm Mất Khách Mà Chủ Quán Nào Cũng Nên Tránh

Top 10 lỗi làm mất khách

Quán trà sữa của bạn đang dần vắng khách mà không rõ lí do? Có thể bạn đang mắc phải những lỗi làm mất khách này mà chưa biết. Hôm nay, hãy cùng Nguyên Khoa F&B chia sẻ đến bạn Top 10 lỗi làm mất khách mà chủ quán nào cũng cần tránh để giúp quán của bạn luôn đông khách mỗi ngày.

Những lỗi trong trong pha chế là những lỗi phổ biến khiến cho khách dễ dàng “không từ mà biệt”. Vậy đó là những lỗi gì? Cùng theo dõi những lỗi sai và cách xử lý dưới đây nhé!

Top 10 lỗi làm mất khách mà chủ quán nên tránh

  1. Tự ý thay đổi công thức/ nguyên liệu pha chế

a. Nguyên nhân

Việc tự ý thay đổi công thức như tự ý điều chỉ nguyên liệu hoặc định lượng công thức không phù hợp hoặc khi hết nguyên liệu, chủ quán tùy ý mua nguyên liệu thương hiệu khác để tạm thay thế vào. Điều này nếu thực hiện khi chưa hiểu rõ về bản chất nguyên liệu và nghiên cứu sâu về công thức có thể làm biến đổi món nước của mình rất nhiều gây ra sự không ổn định trong hương vị. Đây là một trong những lỗi làm mất khách phổ biến bởi khách chỉ cần uống một lần cảm thấy dở thì khó có khả năng quay trở lại.

Đặc biệt, nếu bạn có kinh doanh theo chuỗi thì việc làm đúng công thức gốc của thương hiệu đưa ra là việc làm cực kỳ cần thiết, và phải quán triệt nhân viên ở cửa hàng thực hiện đúng tránh vi phạm.

b. Biện pháp xử lý

Trong trường hợp hết nguyên liệu bạn có thể nhờ hỗ trợ từ công ty cung cấp nguyên liệu để được hướng dẫn nguyên liệu thay thế hoặc được cập nhật những đổi mới trong công thức để cải thiện chất lượng đồ uống tốt hơn.

Đối với quán có thuê nhân viên thì nên nhấn mạnh trong nội quy, nếu tự ý làm sai thì sẽ bị phạt hoặc có những biện pháp xử lý thích hợp.

  1. Nhân viên pha chế không dung ly đong định lượng hoặc dung ly đong không phù hợp

a. Nguyên nhân

Một lỗi làm mất khách vẫn thường xuyên xảy ra đó là nhân viên pha chế sử dụng không sử dụng ly đong hoặc sử dụng sai loại ly đong, đặc biệt là những lúc khách đông, muốn làm cho nhanh nên tự canh chỉnh. Đặc biệt là đong đường cần độ chính xác cực kỳ cao vì tính chất nước được là dạng đặc sánh. Sự sai lệch một chút có thể hủy hoại hương vị cả ly nước.

b. Cách xử lý

Phải luôn sử dụng ly đong và chọn loại ly đong phù hợp cho mỗi loại nước. Ví dụ ca đong 250ml chỉ để đong trà hoặc trà sữa, đong dưới 100ml thì sử dụng ca đong 100ml hoặc zic đong. Tránh tuyệt đối sai sót để tránh mắc phải lỗi làm mất khách này.

3. Không khuấy nước socola và nước matcha trước khi pha chế

a. Nguyên nhân

Đối với các loại đồ uống sử dụng nước cốt matcha hoặc socola thì nhân viên thường xuyên quên khuấy lên trước khi rót vào ly nước. Nước socola và matcha không khuấy lên trước khi rót sẽ làm lắng bột dưới đáy, dẫn đến khúc phía trên sẽ thiếu vị, lúc gần hết sẽ cực kì đậm.

b. Cách xử lý

Quản lý nhân viên thực hiện tuần tự đúng quy trình và công thức để đảm bảo chất lượng nước được tốt nhất.

4. Nấu trân châu bị khét, hư nhưng không đổ đi mà vẫn bán cho khách

a. Nguyên nhân

Quá trình nấu trân châu cần được canh và khuấy thường xuyên để trân châu không bị khét. Nấu trân châu không khuấy mỗi 5p trong quá trình ủ, dẫn đến trân châu dưới đáy bị khét hoặc không thử trân châu có chín chưa trước khi xả nước có thể làm hỏng cả nồi trân châu. Mà trân châu vốn là linh hồn của nhiều món đồ uống nên để trân châu hỏng để bán là một lỗi làm mất khách và khó có thể đưa khách trở lại quán.

b. Cách xử lý

Hướng dẫn kĩ nhân viên viên vấn đề này, nếu trân châu hư thì đổ đi, nấu lại cái khác. Cho khách ăn không chất lượng khách sẽ bỏ đi và còn nói cho bạn bè biết là chỗ mình trân châu dở.

5. Trân châu đen bán không hết không đổ đi mà để tủ lạnh mai bán cho khách

a. Nguyên nhân

Chủ quán tiếc nguyên liệu không chịu bỏ, hoặc không dặn nhân viên bỏ trân châu đen bán không hết. Đây là lỗi làm mất khách rất nghiêm trọng mà nhiều chủ quán vẫn nghĩ là vẫn bán được chắc không sao.

b. Cách xử lý

Tính lượng trân châu đen bán để nấu 1 lượng hợp lí, tối hết trân châu đen rồi thì không nấu nữa, khách vào thì thông báo hết mời họ dùng topping khác. Không được để qua đêm hoặc bỏ tủ mát trân châu sẽ bị cứng. Khách uống rồi sẽ không quay lại nữa

6. Trà sữa để qua đêm bị đóng bột dưới đáy

a. Nguyên nhân

Do nước chưa đủ nhiệt độ mà đổ ra ủ trà và không khuấy tan hết bôt, sau khi khi sử dụng không cột kín để bột tiếp xúc với không khí. Những điều này có thể dẫn đến trà sữa dễ bị đóng bột dưới đáy làm cho ly nước sẽ bị mất thẩm mỹ, uống có cảm giác lợn cợn và mất hương vị.

b. Cách xử lý

Cần chú ý nhiệt độ trên cây nước nóng đủ nong chưa, cột kín bào bột sau khi dung hoặc mua thùng chứa bột sau khi dung đậy nắp kín để tránh mắc phải lỗi làm mất khách trên.

7. Trà sữa sau khi pha xong không cảm nhận được vị trà

a. Nguyên nhân

Lúc pha trà nước chưa đủ nhiệt độ hoặc không đậy kín khi ủ trà và thời gian chưa đủ sẽ làm cho trà sữa pha xong không còn cảm nhận được vị thơm của trà. Thay vào đó chỉ có mỗi vị sữa. Điều này làm hương vị của ly trà sữa bị biến đổi khá nhiều.

b. Cách xử lý

Yêu cầu nhân viên đợi số hiện thị trên bảng hiện thị trên cây nước nóng đủ 100 mới được lấy nước ủ trà, trong lúc ủ trà bắt nhân viên đậy kín, quan trọng bắt bấm đồng hồ đếm ngược để căn thời gian ủ trà cho chuẩn.

8. Sữa tươi cho sữa tươi trân châu đường đen bị bợn

a. Nguyên nhân

Nước chưa đủ nhiệt độ, khuấy chưa tan hết bột chưa tan hết bột có thể làm ly sữa tươi trân châu đường đen bị bợn và không còn cảm giác ngon. Do đó cần phải kỹ càng từng khâu pha chế để không ảnh hưởng đến chất lượng.

b. Cách xử lý

kiểm tra cây nước nóng 100 mới được khuấy bột, lúc khuấy thì khuấy đều tay và chỉ khuấy 1 chiều.

9. Kem Cheese quá đặc, rót không chảy, bông quá xốp

a. Nguyên nhân

Kem Cheese quá đặc, rót không chảy, bông quá xốp thường là do thời gian đánh quá lâu do không căn được độ sệt của kem.

b. Cách xử lý

Căn đánh sao cho khi nào đưa cây đánh trứng lên mà hỗn hợp chảy xuống không đứt quảng, tốc độ chạy vừa phải không nhanh quá không chậm quá. Lúc đó là lúc kem đạt chuẩn để bán nhất.

10. Trân châu cứng nấu bao lâu cũng không nở

a. Nguyên nhân

Sau khi sử dụng phần còn lại không được bảo quản kín thì sẽ làm cho trân châu bị cứng và tới lúc nấu thì bao lâu cũng không nở. Vì vậy, một lần bất cẩn quên bảo quản kỹ có thể phải hủy hết phần trân châu còn lại dẫn đến lãng nhiều tiền cost.

b. Cách xử lý

Cần cột chặt miệng bịch sau sử dụng và bảo quản đúng cách theo hướng dẫn.

Trên đây là Top 10 lỗi làm mất khách phổ biến mà Nguyên Khoa F&B đã tổng hợp cho các chủ quán. Vẫn còn hơn 50 lỗi làm mất khách nữa, tất cả sẽ được bật bí tại Khóa học Quản Lý – Vận Hành Quán của Nguyên Khoa F&B.

Anh chị nào đang có quán mà không rõ vì sao quán dần vắng khách thì có thể tham gia khóa học để được giải đáp những lỗi làm mất khách của quán mình nhé. Bên cạnh đó, anh/chị có được chia sẻ những bí quyết cho quán luôn đông đến từ người đã mở và vận hành hơn 100 quán trên toàn quốc.

Tham khảo khóa học: Quản Lý – Vận Hành Quán

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *